Ngày hôm nay mình sẽ chỉ ra những lỗi phổ biến mà bạn dễ
mắc phải và chỉ cần để ý nó chút thôi là các bạn có thể tự khác phục được.
1.
Sử dụng cánh tay quá nhiều
, thay vì sử dụng cổ tay.
Đây là lỗi phổ biến số một của những người nhảy dây. Đừng sử dụng
cả cánh tay để quay dây . Thay vào đó hãy sử dụng cổ tay là chính. Trong cánh
tay đóng vai trò phụ trợ để giúp quay dây.
2. Dang tay quá rộng khi nhảy
Lỗi tại cái dây. Khi dây dài quá hầu hết chúng ta sẽ xử lý bằng
cách giang tay rộng ra để dây đỡ bị quệt lê thê trên sàn nhà. Thế nhưng form
tay như thế này không những không đúng mà còn làm cho bạn nhanh mệt. Thử giang
tay đứng không như thế này thôi cũng đã thấy mỏi lắm rồi :))
Fix đơn giản lắm, đo lại dây cho phù hợp. Mình có cả 1 clip hướng
dẫn đo dây theo chiều cao. Bạn xem link trong phần mô tả nhé.
Khi dây vừa đủ với cơ thể , bạn có thể rút phần khuỷnh tay lại sát
với hông là oke, đối với nam thì có thể đẩy phần cánh tay trên lùi ra phía sau
chút.
3. Nhảy quá cao
Lỗi phổ biến tiếp Theo đó là nhảy quá cao so với mặt đất. Cái này
xuất phát là do nỗi lo sợ mắc dây nên đã chọn cách nhảy cao lên cho an toàn.
Thế nhưng chúng ta không nên làm như vậy. Thay vào đó bạn hay tìm
cách tìm ra nhịp điệu nhảy của mình. Nhớ đếm thường xuyên trong quá trình nhảy
để trí óc của mình học được cách đếm nhịp và cho đôi chân của mình quen với nhịp
nhảy. Lúc ấy bạn không cần phải nhảy quá cao, khi dây tới gần chân rồi mới nhảy
nhẹ lên là oke.
4. Cầm cán không chắc.
Nếu cầm cán không chắc hoặc cầm quá sát phần chuôi sẽ có thể dẫn đến
việc rơi mất cán trong quá trình nhảy. Thế nên bạn hãy cầm thật chắc cán trong
lòng bàn tay, riêng ngón cái để hướng lên như nắm tay like trên facebook vậy. Để
ngón cái như vậy sẽ giúp bạn kiểm soát dây tốt hơn cũng như ghì dây dễ dàng khi
chuyển sang nhảy động tác khác.
5. Khoá khớp gối khi tiếp đất
Tức là khi tiếp đất thì cẳng chân và đùi cùng ở phương thẳng đứng,
nếu tiếp đất như thế này nhiều sẽ không tốt cho đầu gối. Nhảy dây hay chạy bộ
hay tập bất kỳ môn thể thao nào người ta cũng cần tránh khoá khớp gối này.
Vậy cụ thể khi tiếp tất thì phần đầu gối trông như nhô ra đằng trước,
đùi và cẳng chân phối hợp với nhau tạo một góc vừa đủ chứ không phải 180 độ.
6. Tiếp đất bằng mũi chân
Chúng ta không phải diễn viên múa ba lê nên không sử dụng nhiều phần
mũi giầy, trọng lượng cơ thể khi tiếp đất dồn nhiều lên gần như cả bàn chân trước.