Để cập nhật những hướng dẫn nhảy dây đúng cách và mới nhất, từ cơ bản đến nâng. Trong mỗi một video, hay bài post trên facebook sẽ có những hướng dẫn nhỏ nhỏ để các bạn có thể cải thiện quá trình tập luyện của mình. Để ý một chút xíu thôi thì bạn sẽ cải thiện được rất nhiều đó.
Đến với chơi nhảy dây có những người chọn mục tiêu rèn luyện thể lực và có những người vì thích những động tác nhảy dây đẹp mắt trông nghệ nghệ. Theo đó trong nhảy dây sẽ có những loại dây chú trọng vào rèn thể lực, đem lại hiệu quả tối đa cho người tập luyện và có những loại dây chú trọng vào tập hay chơi kĩ thuật/skill để giúp cho người chơi nhanh tập được các kĩ thuật khó.
Vì thế mà việc chọn cho mình một bộ dây phù hợp không những nhanh chóng giúp mình sớm đạt được kết quả mong muốn mà còn giúp cho mình không bị bỏ cuộc vì nhảy mãi không được hoặc nó không đã không phê.
Với người có mục tiêu rèn luyện thể lực thì đừng chọn dây nặng quá hoặc dây nhẹ quá, bỏ qua các dòng dây tốc độ và siêu tốc độ. Thay vào đó hãy chọn cho mình dòng dây nhảy thể lực có trọng lượng vừa phải từ 200g-300g như dây nhảy thể lực Hamchoi hoặc Avenger.
Với người có mục tiêu tập kĩ thuật/skill thì chọn dòng beaded freestyle Unitrick để bắt đầu. Dòng này tập rất thú vị và còn phù hợp cho cả trẻ nhỏ nữa. Ưu điểm là nhảy ở các mặt sàn ngooài đường không dễ bị bẩn như các dòng dây PVC khác
Mua dây bạn cần tại đây CND ROPE SHOP
3. Đo dây đúng cách
Nhảy dây đúng cách bắt đầu từ việc đo dây đúng cách. Chúng ta đo chuẩn thì nhảy chuẩn, còn nếu đo dây chuẩn rồi mà nhảy khó hoặc hay vấp thì cần xem lại tư thế form nhảy.
Hãy nhớ cho mình , nhảy dây là một bài tập luyện toàn thân (full body workout), nó có nghĩa là bạn phải sử dụng hầu hết các nhóm cơ trên cơ thể. Đầu tiên, bạn để ý bảo vệ dây chằng và khớp của mình, đồng thời tiết kiệm được cả sức nữa, bằng cách hơi trùng đầu gối khi tiếp đất. Tiếp theo, để ý tiếp đất bằng bàn chân trước. Tiếp đất bằng gót chân không chỉ làm tăng khả năng chấn thương mà còn có thể khiến bạn khó nhảy. Vậy nên đừng tự làm khó bản thân nhá :D
Thay vì sử dụng cả cánh tay để quay dây thì mình chỉ nên sử dụng lực của cổ tay là chính, tất cả những bộ phận như vai, khuỷnh tay chỉ mang tính chất bổ trợ. Một form nhảy chuẩn là khi tay nắm dây luôn nằm gần phần hông , cổ tay hướng ra ngoài.
Để cánh tay của bạn di chuyển quá xa khỏi cơ thể sẽ ảnh hưởng đến tốc độ của dây và cũng có thể làm dây ngắn lại, buộc bạn phải làm việc chăm chỉ hơn nhiều so với mức thực sự cần thiết. Còn chưa kể bạn có thể bị vấp dây khi dây ngắn lại. Nếu bạn kiểm soát tốt các yếu tố này, bạn sẽ đạt được hiệu quả tối đa và sẽ có cảm giác như sợi dây nhảy gần như tự quay, nhờ động lượng và quán tính dây mà mình đã tạo ra.
Cuối cùng, trong khi nhảy, đừng quên tầm quan trọng của việc hít thở. Đối với các bạn nhảy lâu năm có thể sử dụng các chiến thuật thở, còn với các bạn mới thì việc thở đều đã là một thắng lợi rồi. Nhiều khi mải lo cho việc làm sao để không bị vấp dây lại vô tình làm cho bạn căng thẳng và quên đi cả việc thở đều. Thế nên nhớ để ý việc hít thở để cơ thể không bị mệt bở hơi tai.
Bởi khi mà mình đã nắm vững basic rồi thì việc nhảy skill nó sẽ đơn giản hơn. Ngay sau đó cài cắm các bài tập kĩ thuật vào bài tập hằng ngày, có thể tập theo tỉ lệ 80% basic 20% skill. Hãy bắt đầu bằng các skill dễ nhất rồi dần dà các skill khó hơn, theo đó cũng tăng dần thời gian tập skill lên thay vì basic. Đang máu skill mà lại cứ basic không thì không nó “chíu khọ” phải không nào? Đó nhìn chung là do bạn quyết định thôi, bất kể lý do gì để bạn lôi dây ra tập cũng là tốt rồi.
6. Youtube xem video mình hướng dẫn thực tế.